Làm sao để BÌNH TĨNH khi tức giận? - Marketing - IVS

Marketing - IVS

Công ty IVS chúng tôi được thành lập tại Hồ Chí Minh - Việt Nam vào năm 2002. Ban đầu, để tạo được mối quan tâm của các kĩ sư IT ưu tú Việt Nam đối với việc hợp tác làm ăn với phía Nhật Bản, chúng tôi đã mở một lớp học tiếng Nhật ngoài giờ dành cho những đối tượng này、và từ đó mở rộng việc kinh doanh bằng cách nhận thêm các đơn đặt hàng từ những dự án từ khách hàng Nhật Bản, gọi đó là "Phát triển Offshore"

Breaking

Home Top Ad

Công ty phần mềm đến từ Nhật Bản

Post Top Ad

IVS - Nơi thực hiện các ý tưởng quản lý

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Làm sao để BÌNH TĨNH khi tức giận?

Trong những ngày cuối năm đầy hối hả này, mời bạn dành chút thời gian cùng chiêm nghiệm lại
1 năm qua nhé!
Bạn có thường nổi nóng? Bạn đã bao giờ từng quát tháo, đá thúng đụng nia và văng tục khi
cảm thấy bất lực với những người xung quanh? Có khi nào bỗng nhiên bạn thấy sôi máu khi
bị kẹt xe, khi nhận đươc một tin xấu chẳng hề quan trọng, hay chỉ đơn giản là khi nghe thấy
điều gì đó mà bạn không muốn nghe?


Nếu vậy thì bạn cần phải học cách kiềm chế trước khi cơn nóng giận chiếm lĩnh cuộc sống
của bạn. Không hề dễ dàng để làm chủ bản tính nóng giận đã ăn sâu bám rễ trong mỗi người,
vì vậy cần phải có phương pháp để kiềm chế bản thân tại thời điểm đó cũng như về sau.


Đi dạo. Hãy cố gắng thoát ra khỏi tình huống đang khiến bạn nóng giận. Việc này sẽ giúp bạn
bình tĩnh và suy nghĩ thông suốt. Nếu là một ngày đẹp trời, hãy đi ra ngoài và tận hưởng
khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Hoặc bạn chỉ cần đứng lên đi lại một chút để đốt cháy năng
lượng tiêu cực và thoát khỏi vấn đề đang khiến bạn bực mình. Nếu bạn đang trong một cuộc
tranh luận căng thẳng, sẽ không có vấn đề gì khi nói: "Tôi đi ra ngoài một chút".


Hãy nhớ rằng trong hầu hết trường hợp, bạn không cần trả lời ngay tức khắc.
Vì vậy, bạn có thể rời khỏi căn phòng hoặc tòa nhà và cho bản thân thời gian để bình tĩnh trở
lại trước khi trả lời một ai đó.


Kiểm soát cơn "bốc hỏa" ban đầu của bạn.
Nếu bạn dễ nổi nóng thì hành động đầu tiên của bạn thường sẽ không tích cực. Có thể bạn sẽ
muốn đá ô tô, đấm vào tường, hay hét vào mặt ai đó. Thay vì hành động bốc đồng ban đầu
này, hãy tự hỏi bản thân xem bạn cần phải làm gì để có kết quả tốt. Hãy dành một phút để
nghĩ xem bạn nên phản ứng như thế nào và cân nhắc xem điều gì thường sẽ khiến bạn bình
tĩnh trở lại.


Phản ứng đầu tiên của bạn thường có khuynh hướng bạo lực, phá phách và hoàn toàn vô lý.
Đừng để những cảm xúc tiêu cực này chiếm lĩnh và chế ngự bản thân, khiến bạn rơi vào tình
trạng tồi tệ hơn.


Tập hít thở sâu.
Ngồi thẳng lưng trên ghế. Hít vào thật sâu bằng mũi, đếm đến 6. Sau đó từ từ thở ra, đếm
đến 8 hoặc 9. Tạm dừng và lặp lại như vậy 10 lần. Cố gắng chỉ tập trung vào hơi thở, xóa
khỏi đầu bất cứ điều gì khiến tâm trí bạn xáo trộn.


Đếm ngược từ năm mươi.
Bằng cách đếm thầm hoặc đếm thành tiếng, bạn có thể bình tĩnh trở lại chỉ trong vòng chưa
đến một phút. Trong khi đếm, hãy cố gắng chỉ tập trung vào các con số và giữ bình tĩnh. Việc
tập trung đếm sẽ giúp bạn không bị cơn tức giận lấn át và khiến bạn đối diện với vấn đề với
cái đầu “lạnh” hơn.


Nếu bạn vẫn còn tức giận, hãy lặp lại bài tập trên, hoặc có thể đếm ngược từ 100.


Hãy suy nghĩ theo lối tích cực.
Bạn có thể làm nguôi cơn nóng giận bằng cách cố gắng tập trung vào những suy nghĩ tích
cực. Nhắm mắt lại, xua đi những suy nghĩ tiêu cực đến với bạn và nghĩ về ít nhất 3 điều tích
cực. Những suy nghĩ tích cực có thể là về những khía cạnh tích cực của tình huống mà bạn
đang lo lắng, về một điều gì đó khác mà bạn đang hướng tới hoặc điều khiến bạn hạnh phúc.
Một số ví dụ về những suy nghĩ tích cực bao gồm:

  • Điều này sẽ qua thôi.
  • Mình đủ mạnh mẽ để xử lý việc này.
  • Tình huống khó khăn cũng là cơ hội để trưởng thành.
  • Mình sẽ không cảm thấy tức giận lâu đâu; đây chỉ là một cảm giác tạm thời thôi.


Trên đây là vài cách đơn giản giúp bạn giữ bình tĩnh khi tức giận.
Hãy thử áp dụng nó trong năm mới sắp đến vào những lúc nổi giận với ai hay về điều gì đó
xem bạn nhé.


Trân trọng,

Bảo Trâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

IVS-Ứng dụng công nghệ cao vào cuộc sống

Pages