Tiếng Anh có cụm từ “think outside the box,” nghĩa nôm na là suy nghĩ “ngoài chiếc hộp,” tức là suy nghĩ đột phá, vượt khuôn khổ và có tính sáng tạo. Nó cực kỳ hữu ích bởi giúp chúng ta giải quyết vấn đề hóc búa theo những phương án khác biệt, không theo lối mòn. Hôm nay tôi chia sẻ với bạn vài cách đơn giản để bạn có được lối suy nghĩ “ngoài chiếc hộp.”
Đặt lại khái niệm cho vấn đề: Nhìn vào sự vật - sự việc theo một cách mới mẻ là một phần trong quá trình tìm ra các giải pháp và ý tưởng sáng tạo. Nhìn sự vật trên góc độ mới cho phép bạn thấy được các giải pháp mới mà bạn có thể không suy xét đến nếu không làm như vậy. May mắn thay, có những hỗ trợ mà bạn có thể áp dụng để đặt lại khái niệm cho vấn đề.
· Lật
ngược vấn đề: Điều này có thể thực
hiện theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng; lật ngược một bức tranh thực sự có thể
khiến bạn dễ vẽ hơn, vì não của bạn phải tập trung vào cách để tạo ra nó hơn là
vào ý tưởng nào cần thể hiện. Điều này cũng hiệu quả đối với những vấn đề khác
nữa.
· Lấy
ví dụ: nếu bạn đang viết một cuốn sách và lúng túng chưa biết làm sao để
kết nối nhân vật chính với một sự kiện nào đó trong truyện, vậy thì bạn hãy tự
hỏi mình, “Nhân vật này có nhất định phải đóng vai chính không? Câu chuyện sẽ
như thế nào nếu lấy một nhân vật khác vào vai chính? Hay có thể dùng nhiều hơn
một nhân vật làm vai chính?”
· Tiến
hành ngược lại: Đôi khi bạn cần tập trung vào giải pháp trước, và bắt đầu
từ giải pháp đó, bạn phát triển bằng cách đi ngược lại. Ví dụ như, bạn đang làm
ở bộ phận quảng cáo tại tòa báo, và tờ báo của bạn đang mất dần lợi nhuận vì
không kiếm đủ quảng cáo. Bạn hãy bắt đầu từ kết quả cuối cùng tốt nhất (kiếm
được nhiều quảng cáo tốt). Bạn tiến hành ngược lại bằng cách liên lạc với những
ngành và nhóm doanh nghiệp có thể đem lại những quảng cáo có lợi nhất cho bạn.
Đặt ra những phạm vi. Đôi khi bạn có thể gặp khó khăn khi suy nghĩ vượt khuôn khổ, vậy thì đó là lúc bạn hãy đặt ra cho mình những phạm vi căn bản nào đó. Điều này nghe có vẻ như đang ngăn cản sự sáng tạo, nhưng nếu đặt ra những phạm vi đúng, bạn sẽ thấy rằng nó thực sự mở lối cho bạn.
· Bắt
đầu với chủ đề quá rộng có thể gây áp lực nặng nề cho bạn. Ví dụ, thay vì nói, “Mình làm thế nào để
tăng doanh thu quảng cáo?”, bạn hãy hỏi những câu như “Mình làm thế nào để
khuyến khích các doanh nghiệp trong cộng đồng tăng quảng cáo? Mình cần làm gì
để khách hàng thấy rằng đăng quảng cáo trên tờ báo của mình là một lựa chọn
đúng?”, hoặc “Mình có thể làm gì để tác động đến những khách hàng tiềm năng
khiến họ đăng quảng cáo trên báo của mình?” hay “Mình có thể dùng hình thức ưu
đãi nào để khuyến khích các doanh nghiệp đăng quảng cáo?”
· Bạn vẫn đặt ra các câu hỏi mở, và vẫn
suy nghĩ rộng rãi về nhều cách lựa chọn, nhưng bạn hãy neo những ý tưởng của
bạn vào một vấn đề hay nhiệm vụ cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn nảy ra những ý
tưởng cụ thể hơn.
· Lấy một thí dụ khác: thay vì tự hỏi,
“Làm thế nào để cuốn tiểu thuyết dành cho giới trẻ của mình khác biệt so với
những cuốn đã lưu hành?”, bạn hãy suy nghĩ về những phần cụ thể của cuốn
truyện: “Ai sẽ là nhân vật chính? Người này có giống như mọi nhân vật chính
khác không (da trắng, bình thường về tính dục, xinh đẹp nhưng lại không biết
mình xinh?”) hay nếu đó là truyện giả tưởng thì, “Hệ thống phép thuật sẽ là gì?
Có phải đó là những triết lý huyền ảo, hay phép thuật của phù thủy đang xuất
hiện trong giới trẻ?”
· Hoặc bạn có thể tự nhủ rằng bạn phải
viết lại một cảnh trong truyện khi nhân vật của bạn không thể thực hành được
phép thuật của họ. Làm thế nào để họ thoát ra khỏi tình huống đó?
Loại bỏ sự tiêu cực. Điều ngăn cản bạn tư duy vượt ra ngoài khuôn khổ chính là sự tiêu cực chứ không gì khác. Nếu bạn cứ liên tục tự bảo rằng bạn không thể sáng tạo trong suy nghĩ hoặc phủ nhận mọi ý tưởng có vẻ “ngoài lề”, thì điều này sẽ hạn chế tối đa những điều mà bạn tìm được.
· Suy nghĩ xem đó là gì khi bạn tự nói với
mình những ý tưởng của bạn. Khi bạn tìm ra môt ý tưởng lạ lùng cho cuốn sách
của mình, bạn có ngay lập tức nghĩ rằng, “Mình không bao giờ có thể viết như
vậy”? Đây chính xác là điều ngăn cản bạn không bao giờ viết cuốn truyện đó.
· Mỗi khi bạn cảm thấy sắp phản ứng tiêu
cực với những ý tưởng của mình, bạn hãy thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng
những suy nghĩ tích cực hoặc dung hòa. Ví dụ như, nếu bạn cảm thấy mình đang
nghĩ, “Mình sẽ không bao giờ có thể dụ được khách hàng đăng quảng cáo bằng
những ưu đãi đó”, bạn hãy dừng lại và nói, “Mình sẽ thử xem những cách ưu đãi
đó có hiệu quả hơn không.”
Ở bài tiếp theo, tôi chia sẻ ba cách cơ bản để tạo lập lối suy nghĩ “ngoài chiếc hộp.” Đón đọc bài tiếp theo để xem thêm một số cách giúp bạn có được những suy nghĩ đột phá, sáng tạo trong cuộc sống.
Thân mến,
Hoàng Phúc Bảo Trâm - Chuyên viên tư vấn hệ thống
Skype: Hoang Phuc Bao Tram
Email: hpbtram@vitenet.net
Web: http://indivisys.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét